15/03/2021 - 09:17
Bài 1: Chứng khoán là gì ?
Chứng khoán là gì?
Chứng khoán là loại tài sản tài chính xác nhận quyền sở hữu đó với tài sản hay phần vốn góp công ty hoặc là tổ chức phát hành.
Các loại chứng khoán tại thị trường Việt Nam
Chứng khoán thường chia thành các loại sau:
- Chứng khoán vốn: Cổ phiếu, Chứng chỉ quỹ xác nhận phần vốn góp của người mua tức là từ đang là chủ sở hữu của một phần doanh nghiệp hay là một phần trong các quỹ ủy thác. Đặc điểm của chứng khoán vốn là sẽ được chia lợi nhuận tương ứng với lợi nhuận của công ty hoặc là quỹ
- Trái phiếu là giấy xác nhận có nợ người mua của doanh nghiệp hoặc của chính phủ nếu là trái phiếu chính phủ. Thường người mua trái phiếu sẽ được hưởng lãi suất cố định và đến hết kỳ hạn sẽ nhận được phần vốn gốc
- Chứng khoán phái sinh như là chứng quyền, hợp đồng tương lai chỉ số VN30 là loại chứng khoán mà giá của nó sẽ phụ thuộc vào giá trị của một loại tài sản cơ sở khác như là chỉ số VN-Index cổ phiếu, tăng giảm hàng hóa, vàng, dầu, kim loại hay là lãi suất. Chứng khoán phái sinh thường có kỳ hạn và sẽ hết giá trị khi hết hạn. Đặc điểm này khác hoàn toàn với cổ phiếu.
Các thị trường giao dịch
Thị trường tập trung
Thường chứng khoán có thể được giao dịch tập trung nếu chứng khoán đó được niêm yết trên các sàn chứng khoán. Có nhiều cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền đang được niêm yết trên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội. Các loại chứng khoán này có thể được mua bán rất dễ dàng thông qua hệ thống đặt lệnh của các công ty chứng khoán do tính minh bạch và giao dịch dễ dàng mà đông đảo các nhà đầu tư có thể kết nối với nhau. Nhờ vậy mà thị trường tập trung ngày càng rộng lớn hơn.
Thị trường phi tập trung
Ngoài ra, chứng khoán có thể mua/ bán trên thị trường phi tập trung thông qua trung gian là các sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh hay là Hà Nội mà họ trực tiếp liên lạc với nhau qua các nhà môi giới đại diện. Thị trường mà chứng khoán giao dịch không qua sàn thường được gọi là thị trường OTC – Over the Counter (thị trường phi tập trung)
Nhược điểm của thị trường phi tập trung
- Khả năng giao dịch thấp, tốn thời gian cho bên mua và bên bán tìm lấy nhau và gặp nhau
- Phí giao dịch cao, độ an toàn thấp và phải xác thực thông tin từ đối tác mua bán