Trang chủ Phân Tích Cơ Bản Bài 9: Lạm phát là gì? Nguyên nhân và Hậu quả.

28/06/2021 - 02:57

Bài 9: Lạm phát là gì? Nguyên nhân và Hậu quả.

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, hoặc hiểu theo một nghĩa khác đó là sự mất giá trị của tiền

Định nghĩa

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian, hoặc hiểu theo một nghĩa khác đó là sự mất giá trị của đồng tiền.

Cụ thể hơn đó là tỷ lệ tăng giá hằng năm của rổ hàng hóa dịch vụ . Nếu rổ hàng hóa này tăng giá trung bình 2% có thể xem tỷ lệ lạm phát là 2%. Tỷ lệ lạm phát là một chỉ tiêu đo lường sức khỏe của nền kinh tế. Thông qua tỷ lệ này chính phủ sẽ thay đổi chính sách điều hành cho phù hợp.

CPI tức chỉ số giá tiêu dùng là một trong các chỉ tiêu thường dùng để đo lường mức độ lạm phát

Nguyên nhân dẫn đến lạm phát

Do lượng cầu về sản phẩm dịch vụ tăng nhanh hơn tốc độ sản xuất làm giá hàng hóa gia tăng, giá trị và sức mua của đồng tiền trong trường hợp này sẽ giảm tương ứng. Hậu quả là nguồn cung bị biến động mạnh, nền kinh tế sản xuất sẽ phát triển không đồng đều đều do vốn sẽ chạy vào các ngành có lợi nhuận cao để đủ bù đắp cho rủi ro lạm phát, nên những ngành khác với biên lợi nhuận thấp hơn sẽ rơi vào trạng thái đình đốn trì trệ.

Một nguyên nhân tiếp theo thường dẫn đến lạm phát là sự gia tăng về giá của các yếu tố đầu vào như giá nguyên liệu, nhiên liệu, giá nhân công… sẽ dẫn đến giá thành phẩm đầu ra tăng lên, làm giá các mặt hàng liên quan tăng theo, tạo nên cơn lốc tăng giá của các mặt hàng trong nền kinh tế, điều này tạo nên lạm phát do chi phí đẩy.

Hậu quả của lạm phát:

Lạm phát làm giảm sức mua thực tế của người tiêu dùng, do hàng hóa đắt người dân phải giảm số lượng tiêu dùng, bởi nếu thu nhập họ không đổi mà giá cả hàng hóa lại tăng thì tất nhiên số lượng hàng hóa mua được sẽ phải giảm đi

Lạm phát làm tăng tính đầu cơ tích trữ nguyên liệu vật liệu, hang hóa làm nguyên vật liệu hàng hóa trở nên khan hiếm khiến chúng có xu hướng tang giá tiếp

Lạm phát làm sức mua đồng tiền giảm.

Lạm phát gây ra các ảnh hưởng, nền kinh tế không ổn định nên thị trường chứng khoán cũng sẽ biến động mạnh hơn,

Thuế nhiều hơn, do giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nên các loại thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt… cũng tăng theo.

Lạm phát sẽ khiến người lao động gặp khó khan về tài chính, sức mua của đồng tiền kém hơn, chất lượng cuộc sống kém hơn

Mặt tích cực của lạm phát vừa phải sẽ là kích thích tiêu dùng và phát triển kinh tế

Mặt tiêu cực là tăng chi phí cơ hội và tích trữ hàng hóa.